Friday, April 29, 2016

Hướng dẫn xử lý tình huống trẻ bị hóc dị vật hoặc thức ănmà cha mẹ cần biết

Hóc dị vật đường thở là một trong những tai nạn cực kỳ nguy hiểm nhưng lại không được cha mẹ thật sự chú ý hoặc có lúc bị lãng quên.

Thực tế, hóc dị vật trong đường thở đã khiến nhiều trẻ bị tử vong hoặc để lại những tai biến nặng nề. Nguy cơ trẻ bị hóc luôn rình rập từ rất nhiều tác nhân khác nhau, chưa kể tới những đồ vật xung quanh mà ngay cả những đồ ăn tưởng chừng như vô hại đều có thể biến thành thứ nguy hiểm có hại cho sức khỏe của bé. 

Việc sơ cứu vô cùng quan trọng, nó ảnh hưởng tới sự sống còn của trẻ chỉ trong gang tấc bởi nếu không sơ cứu kịp thời, dị vật sẽ chèn ép đường thở, chỉ sau 5 phút sẽ khiến bé bị ngừng thở. 

1. Sơ cứu nhanh khi trẻ bị hóc dị vật


Khi trẻ bị hóc dị vật,cha mẹ tuyệt đối không dùng tay móc họng trẻ. Điều này trong nhiều trường hợp sẽ khiến dị vật đi vào sâu hơn, trầy xước họng gây sưng tấy, trẻ càng khó thở hơn. 

- Nếu trẻ vẫn tỉnh táo,hồng hào, không khó thở, vẫn khóc được nói được thì giữ nguyên tư thế ngồi,nhanh chóng mang đến bệnh viện để bác sĩ kiểm tra, nếu đúng dị vật đường thở sẽ lấy ra.

- Nếu trẻ có biểu hiện tím tái, khó thở nặng, ngưng thở, không khóc được, không nói được thì sau khi gọi xe cấp cứu, cần phải tiến hành thủ thuật can thiệp kịp thời trong thời gian đợi xe tới.

2. Hai thủ thuật sơ cứu nhanh cha mẹ nào cũng nên biết

+ Với trẻ dưới 2 tuổi,dùng phương pháp vỗ lưng ấn ngực

- Cho trẻ nằm sấp trêncánh tay trái của người sơ cứu, đầu hướng xuống đất. Lưu ý giữ chắc để cổ vàđầu trẻ khỏi bị tuột. Dùng gót bàn tay phải vỗ mạnh 5 cái vào vùng lưng giữa 2 xương bả vai của trẻ. 

- Sau đó lật trẻ từ tay trái qua tay phải của người sơ cứu. Quan sát em bé xem có hồng hào chưa, cóthở, khóc được chưa. Kiểm tra miệng trẻ xem có dị vật nào không và lấy ra. Nếu dị vật vẫn chưa ra ngoài hoặc trẻ vẫn chưa thở thì làm tiếp biện pháp ấn ngực.Lấy 2 ngón tay ấn vào vùng thượng vị (vùng trên rốn và dưới xương ức). Ấn mạnh5 cái theo chiều từ trên xuống dưới liên tiếp.

- Kiểm tra xem bé đã thở, khóc lại chưa, nếu chưa tiếp tục lặp lại động tác này cho đến khi xe cấp cứu tới. 


+ Với trẻ trên 2 tuổi, có thể dùng biện pháp ép bụng, còn được gọi là phương pháp Heimlich
    * Trường hợp trẻ còn tỉnh
Để cho trẻ đứng. Người sơ cứu đứng phía sau lưng hoặc quỳ gối, choàng 2 tay ra phía trước ngang thắt lưng. Một tay nắm thành nắm đấm, một tay chồng lên tay còn lại, đặt ngay vào vị trí ở vùng thượng vị, dưới xương ức của trẻ. Ấn mạnh theo hướng từ dưới lên trên 5 cái thật mạnh liên tiếp. Nếu chưa hóc dị vật ra thì có thể lặp lại biện pháp này từ 6 đến 10 lần.
   * Trường hợp hôn mê, bất tỉnh
Đặt trẻ nằm ngửa. Người sơ cứu quỳ gối, tựa hai chân hai bên đùi trẻ. Nắm 2 bàn tay thành nắm đấm, đột ngột ấn vào dưới xương ức của trẻ. Ấn mạnh từ dưới lên trên 5 cái liên tiếp.
Trong tình huống bệnh nhân hôn mê và không thở được thì trước tiên phải bắt đầu bằng hà hơi thổi ngạt 2 cái. Nếu dị vật vẫn chưa ra, trẻ vẫn chưa thở được thì cần thì kết hợp vừa hà hơi thổi ngạt vừa dùng tay ấn, cho đến khi dị vật văng ra hoặc bệnh nhân khóc, thở được, hồng hào hơn.
3. Lưu ý:
- Cha mẹ cần lưu ý, sau các bước sơ cứu, nếu dị vật hóc ra được thì vẫn cần phải mang trẻ đến bệnh viện kiểm tra, đề phòng trường hợp có thể còn sót dị vật. 
- Để tránh trường hợp con bị hóc dị vật, cha mẹ nên dạy bé có thói quen tập trung cao độ khi ăn, tránh cười đùa, chạy nhảy, nằm ăn, và luôn để ý tới bé. Tuyệt đối không để bé tự ý bốc đồ ăn khi chưa có sự đồng ý, giám sát của cha mẹ. 
Chúc mẹ và bé luôn mạnh khỏe.

Hướng dẫn cách xử lý khi trẻ bị ngạt nước

Thường gặp, nhất là về mùa hè và ở trẻ em , thiếu niên - Tỷ lệ tử vong cao do không được cấp cứu kịp thời hoặc cấp cứu không đúng quy cách.
Ngạt nước rất dễ dẫn đến tử vong, nhất là khi thời gian chìm dưới nước lâu (từ 5 phút trở lên) hoặc do không biết sơ cứu đúng cách. Tuy nhiên, trong những trường hợp này, chúng ta không nên quá hoảng sợ mà cần phải bình tĩnh để thực hiện các bước sơ cứu cho bé trong lúc chờ người tới giúp hay chờ xe cứu thương.
Sơ cứu tại chỗ và đúng kỹ thuật là quan trọng nhất, quyết định sự sống còn của nạn nhân. Bởi các nạn nhân ngưng thở ngưng tim không được cấp cứu thổi ngạt và ấn tim tại nơi xảy ra tai nạn hoặc trong lúc vận chuyển tới cơ sở y tế sẽ làm não và các cơ quan thiếu oxy kéo dài, chết tế bào não, dẫn tới tử vong hoặc di chứng não nặng nề.

Các bước sơ cứu
Đầu tiên, nhanh chóng đưa trẻ ra khỏi mặt nước bằng cách đưa cánh tay, cây sào dài cho trẻ nắm, ném phao… sau đó đặt trẻ nằm chỗ khô ráo, thoáng khí. Nếu trẻ bất tỉnh, ngưng thở (quan sát lồng ngực không thấy di động) hay thở ngáp cá hãy kiểm tra mạch cổ, mạch bẹn xem có đập không (trong vòng 5-10 giây), nếu không bắt được mạch tức là tim trẻ đã ngưng đập.
Lúc này, phải ấn tim ngoài lồng ngực ở nửa xương dưới ức (1 bàn tay đối với trẻ nhỏ, 2 bàn tay đối với trẻ trên 8 tuổi) phối hợp thổi ngạt theo tỉ lệ 15/2 (2 cấp cứu viên) hoặc 30/2 (1 cấp cứu viên), thổi ngạt (hô hấp nhân tạo) để cung cấp dưỡng khí, hít thật sâu, áp miệng thật sát vào mũi và miệng trẻ (đối với trẻ nhỏ) hoặc thổi miệng qua miệng cho trẻ lớn. Thổi ngạt liên tiếp 2 lần, mỗi lần khoảng 3 giây, nhìn lồng ngực trẻ có di động không.
Thực hiện ấn tim - thổi ngạt mỗi 2 phút đánh giá lại, làm kiên trì cho đến khi tim đập và thở trở lại… Thực hiện động tác sơ cứu đến khi có mạch thì ngưng ấn tim, nhưng vẫn tiếp tục thổi ngạt cho đến khi trẻ tự thở được. Sơ cứu tại chỗ được xem là thành công khi da trẻ hồng hào, tự thở được, tim đập lại, sờ được mạch rõ, trẻ tỉnh lại.
Trong quá trình sơ cứu cần tránh những cách xử lý như xốc nước. Động tác dốc ngược người trẻ xuống để xốc nước là không cần thiết và không nên thực hiện vì thông thường lượng nước vào phổi rất ít chứ không phải vào đầy phổi như người dân thường nghĩ. Lượng nước rất ít này sẽ được xuất ra ngoài khi người bị nạn tự thở lại. Ngoài ra, việc xốc nước còn làm chậm thời gian cấp cứu thổi ngạt - ấn tim và làm tăng nguy cơ hít sặc nước vào phổi.
Trên thực tế, khi vớt trẻ lên thấy bất tỉnh, ngưng thở, hay thở ngáp cá là đã có thể ấn tim rồi thổi ngạt ngay tỉ lệ tương tự như trên.
Nếu trẻ còn tự thở, hãy đặt trẻ ở tư thế an toàn là nằm nghiêng một bên để chất nôn dễ thoát ra ngoài nếu trẻ nôn ói. Cởi bỏ quần áo ướt và giữ ấm bằng cách đắp lên người trẻ tấm chăn hay một tấm khăn khô, tránh hơ lửa hoặc “lăn lu” người trẻ vì sẽ càng làm nặng thêm tình trạng của trẻ hoặc làm trẻ bị phỏng và quan trọng nhất là làm chậm thời gian cấp cứu thổi ngạt.
Để phòng chống tai nạn ngạt nước ở trẻ nhỏ, các bậc phụ huynh, người chăm sóc cũng cần lưu ý:
Không để trẻ nhỏ một mình ở nhà, đậy kín các vật chứa nước trong nhà.Tránh ăn no, không uống rượu trước khi xuống nước. Chỉ đi bơi ở các hồ bơi bảo đảm an toàn và có nhân viên cứu hộ giám sát. Trẻ em khi bơi phải mang áo phao và được người lớn giám sát. Không cho trẻ chơi một mình gần ao, hồ, kênh, rạch, sông.Không cho bệnh nhân động kinh bơi…
Ngoài ra, mọi người cần học bơi, biết bơi và đi bơi trong môi trường an toàn để tránh được tai nạn đáng tiếc xảy ra.
Nguồn: Bác sĩ Nguyễn Minh TiếnKhoa hồi sức Bệnh viện Nhi Đồng 1, TP.HCM

Thursday, April 28, 2016

Nguyên nhân làm trẻ hay khóc đêm

Nguyên nhân bé thức dậy khóc lúc nửa đêm đã không còn xa lạ gì với bố mẹ trong những tháng năm nuôi con khi con còn nhỏ. Việc khóc đêm kéo dài còn ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ và cả người chăm sóc trẻ. Có rất nhiều nguyên nhân gây trẻ khó chịu và quấy khóc về đêm rất phổ biến mà các bậc phụ huynh nên tham khảo và áp dụng vào việc quan sát những biểu hiện trẻ để chủ động hạn chế trẻ hay khóc về đêm.

1. Trẻ chuẩn bị mọc răng.

Khi trẻ được 5 tháng tuổi, trẻ bắt đầu mọc răng và đến giai đoạn được hai tuổi răng sẽ mọc đủ. Trẻ khóc đêm có thể do cảm giác bị đau hay khó chịu khi mọc răng mà quấy khóc.
Hãy để ý đến phần gò má, cằm, nướu nếu thấy bị sưng đỏ hay có sốt nhẹ… lúc đó nên nghĩ ngay nguyên nhân mọc răng mà gây đau cho trẻ. Các bác sĩ kiến nghị nên dùng biện pháp chườm lạnh cục bộ để giảm bớt sự khó chịu cho trẻ, khi răng trẻ mọc dài ra thì giấc ngủ trẻ sẽ về trạng thái cũ.

2. trẻ mắc tè

Khi tã lót ướt sũng vì nước tiểu, trẻ sẽ ngủ không ngon giấc, lăn qua lăn lại, quấy khóc… Do đó, cần thay tã cho trẻ kịp thời, trước khi ngủ khoảng nửa tiếng đồng hồ không nên cho trẻ uống quá nhiều nước, nếu không sau khi ngủ khoảng từ nửa tiếng đến 2 tiếng đồng hồ sau trẻ sẽ đi tiểu từ 3 – 4 lần.
Ngoài ra, nếu bạn đã nắm rõ quy luật tiểu đêm của trẻ, bạn cũng có thể chủ động trong việc thay trước tã cho bé, điều này vừa tránh cho bé khó chịu dẫn đến quấy khóc mà cũng vừa bảo đảm giấc ngủ cho cả người lớn.

3. Trẻ bị ốm

Từ 1 đến 3 tuổi là quãng thời gian hệ miễn dịch của trẻ còn non yếu và dễ mắc bệnh nhất. Mẹ sẽ lo lắng và hoảng nhất khi bỗng nhiên nửa đêm bé lên cơn sốt, 1 giờ đêm ho, 2 giờ thì sốt, 3 giờ thì nôn.
Khi bé bị cảm, bé dễ thức đêm quấy khóc do hô hấp của bé gặp khó khăn, phải kịp thời rút ngắn thời gian của bệnh, giảm nhẹ triệu chứng bệnh… nên cho trẻ uống nhiều nước ấm, uống các loại nước ép trái cây, dùng các loại thuốc nhỏ mũi chống nghẹt mũi dưới sự chỉ định của bác sĩ.
Ngoài ra, sốt cũng là triệu chứng thường đi kèm khi bé bị cảm, các bậc phụ huynh nên áp dụng các biện pháp hạ sốt an toàn, càng sớm càng tốt, tránh tình trạng để trẻ bị sốt quá cao gây giật rất nguy hiểm cho trẻ.

4. Âm thanh ồn ào làm bé khó chịu

Tiếng ồn hay âm thanh bất ngờ phát ra khi trẻ đang ngủ có thể đánh thức trẻ, làm trẻ bị giật mình và quấy khóc. Do đó nên cố gắng giữ phòng ngủ được yên tĩnh, hạn chế tiếng ồn hay âm thanh lớn hay khi lựa chọn phòng ngủ cho bé nên chọn vị trí yên tĩnh để trẻ được ngủ giấc ngủ sâu

5. Trẻ bị đau bụng, ăn không tiêu.

Bước vào mùa hè, do trẻ ăn các loại thức ăn dễ bị dị ứng hay khó tiêu, trẻ sẽ khó chịu và quấy khóc. Lúc này chúng ta nên để ý bụng của trẻ có bị phình to hay thường đánh rắm mà vẫn không đi tiêu được hay không.
Nếu có phải đưa trẻ đến bác sĩ để được hướng dẫn cho trẻ dùng các loại thuốc hỗ trợ tiêu hóa và quan trọng hơn là chú ý đến loại thức ăn cho trẻ ăn là những loại dễ tiêu và thức ăn thức uống phải cho trè dùng ngay khi vừa chế biến xong.

6. Trẻ bị dị ứng.

Những tác nhân này có thể làm đường hô hấp của bé bị kích ứng dẫn đến quấy khóc. Những tác nhân gây kích ứng này có nguồn gốc từ khói thuốc, phấn rôm, thuốc xịt côn trùng, mùi nước sơn…
Do đó cần phải đảm bảo phòng ngủ bé được thoáng mát, không khí được lưu thông, hạn chế tối đa các tác nhân gây kích ứng như trên, giữ cho phòng óc được sạch sẽ và không khí trong phòng được trong lành.

7. Trẻ thiếu hơi mẹ

Đôi lúc bé chỉ cần mẹ vào nửa đêm, điều này có thể hơi khó giải thích nhưng mẹ sẽ thấy lý do này khá là đáng yêu và ngọt ngào, vì thật sự những điều bé cần lúc đó chỉ là những cái âu yếm ấm áp từ mẹ mà thôi.

8. Ảnh hưởng tâm lý, cảm xúc của người lớn.

Nếu như người thân yêu, gần gũi nhất của trẻ, đặc biệt là mẹ có tâm trạng bất ổn, như tức giận, buồn phiền, mất ngủ, lo lắng… cũng rất dễ lây sang trẻ; nếu mối quan hệ gia đình bị xáo trộn, xung đột gia đình hoặc việc chuyển nhà đi nơi khác… cũng làm trẻ có cảm giác lo lắng, quấy khóc.
Do đó, người lớn không nên vì tâm trạng không vui của mình làm ảnh hưởng xấu đến giấc ngủ của trẻ và điều này cũng ảnh hưởng đến sự phát triển về mặt tâm lý của trẻ về sau.

9. Trẻ ham chơi quá mức.

Do hệ thống thần kinh của trẻ phát triển chưa hoàn thiện, khả năng ức chế còn kém, do đó nếu ban ngày có những hoạt động quá sức có thể làm cho não bộ trẻ vẫn còn trong trạng thái hưng phấn làm cho trẻ đột nhiên la khóc khi đang ngủ, hiện tượng này xảy ra giống như trẻ gặp phải ác mộng vậy.
Vì thế, ban ngày không nên để trẻ hoạt động vui chơi quá mức làm não bộ đạt mức hưng phấn cực độ nhằm bảo đảm giấc ngủ trẻ được an lành.
Ngoài những nguyên nhân bệnh lý phải cần đến sự can thiệp của bác sĩ việc quấy khóc của trẻ do các nguyên nhân khách quan khác có thể áp dụng các cách như sau:
Đặt bé nằm trên ngực của mẹ, hai tay choàng lấy người bé, vỗ về nhẹ nhàng giúp bé bình tĩnh lại; hoặc dỗ trẻ bằng cách cho trẻ bú mẹ, nút bình sữa; bế trẻ ở tư thế đứng, cho toàn thân người trẻ áp vào vai và ngực mình; đặt bé nằm xuống nôi, đưa nhẹ nhàng có thể kết hợp hát ru để dỗ bé ngủ trở lại.
Những nguyên nhân trên cho thấy, việc bé nhỏ hay quấy khóc cũng một phần là do cơ chế sinh lý hay ảnh hưởng do thế giới quan xung quanh bé. Hiện tượng này không đối gì lạ với trẻ nhỏ, bạn cũng đừng nên lo lắng khi bé có những hiện tượng trên. Điều cần thiết của bạn bây giờ là, lúc nào cũng quan tâm chăm sóc trẻ mọi lúc mọi nơi khi bé cần bạn. 

Hướng dẫn tập cho bé ngồi bô đúng cách và đúng thời điểm nhất

Tập cho bé ngồi bô đúng cách và đúng thời điểm không phải ông bố bà mẹ nào cũng biết. Có nhiều trẻ mới 18 tháng tuổi đã được cha mẹ ép ngồi bô, như vậy là phản khoa học. Vậy làm thế nào để bé ngoan ngoãn ngồi bô khi có nhu cầu đi vệ sinh đây, và bé được mấy tuổi thì nên tập cho bé ngồi bôtrẻ không chịu ngồi bô phải làm sao, tất cả các thắc mắc này sẽ được giải đáp trong bài viết dưới đây.

Hướng dẫn tập cho bé ngồi bô theo hướng dẫn của tài liệu chăm sóc trẻ em Hoa Kỳ

1. Các chuyên gia không khuyên bạn tập cho trẻ bỏ tã cho đến khi trẻ 24 đến 30 tháng tuổi. Một vài trẻ có thể tập trước khi 2 tuổi nhưng đa số thì không.
2. Mua một hoặc vài cái bô, tùy ý bạn và nói cho trẻ biết bô dùng để làm gì. Giải thích cho con rằng những trẻ lớn đều “pee” và “poop” trong bô, và con cũng sẽ làm như thế. [Mua vài bô nếu như nhà bạn có nhiều phòng/ tầng lầu. Điều này giúp trẻ ngồi vào bô nhành hơn, đỡ sự cố và trẻ cũng không rời khỏi nơi con đang chơi quá xa.]
3. Để cho con quen dần với bô và thử ngồi trên ấy (có hoặc không mặc tã). Tuy nhiên không để con chơi với bô vì bô không phải đồ chơi. [Con mình mặc quần, ngồi cho 2 chân vào hẳn trong bô.]
4. Khi con vào nhà vệ sinh cùng với bạn, hãy nói cho con những gì xảy ra nơi này. Lựa chọn và sử dụng cẩn thận “từ vệ sinh” mà bạn muốn con nói. Trẻ sẽ lặp lại những gì chúng nghe. [Mình dạy con nói “pee pee” /pi: pi:/ vì con sẽ đi học, và khi con nói thế thì cô giáo sẽ hiểu. Mình cũng dùng “poop” và “ị” cho hành động còn lại.]
5.Khuyến khích con nói cho bạn biết khi con vừa pee hoặc poop ở trong tã. Con thường biết điều này trước khi con biết khi nào sắp đi.
tập cho bé ngồi bô 1
6.Nếu con bạn sẵn sàng, hãy cởi tã cho con một thời gian ngắn. Cho con ngồi bô khoảng vài phút vào giờ cố định trong ngày, chẳng hạn như sau bữa ăn và trước khi đi ngủ.
7.Đọc sách, xem video về chuyện trẻ ngồi bô để giúp trẻ thấy bô dùng để làm gì và việc ngồi bô là một phần của hoạt động thường ngày.
8.Dần dần tăng số lần cho con ngồi bô. Đảm bảo cho con uống nhiều nước để trẻ đi vệ sinh thường xuyên.
9.Thiết lập giờ không mặc tã ở nhà để con biết con sẽ pee và poop trong bô. Khen nếu con làm được nhưng đừng kỳ vọng quá nhiều. [Đi ra ngoài thì mặc tã, về nhà là mình cởi tã cho con, mặc quần chip+quần ở nhà.]
10.Đưa con đi mua sắm để con tự lựa quần chip mới cho mình. Nhớ mua nhiều để bạn không cần phải giặt thường xuyên. [Khuyến khích mặc quần chip cho trẻ, nhất là khi ra ngoài.]
11.Khi trẻ có vẻ sẵn sàng là lúc bạn bỏ tã. Giải thích với con rằng con sẽ phải ngồi bô và cần phải nói với bạn khi trẻ cần ngồi bô.
12.Thường xuyên nhắc nhở con ngồi bô, nhưng đừng ngắt quãng thời gian chơi của con quá nhiều. Mục tiêu của bạn là cho con học nhận biết khi nào thì con cần đi vệ sinh. [Cứ 30 phút mình lại hỏi con “Con có muốn pee pee không?”, nếu con nói không thì thôi. Có khi con nói không, ngần ngừ chút lại đòi đi. Cứ 10 phút nhắc một lần thì quá nhiều. Trên thị trường có đồng hồ đeo tay cho trẻ có thể hẹn giờ (30 hoac 45 phut) để nhắc trẻ ngồi potty. Có người can thiệp mạnh hơn, cứ 30 phút là bế con ngồi vào potty vài phút. Nhiều trẻ ham chơi quá nên khi nhớ ra thì đã ướt quần. Giai đoạn đầu trẻ không nín được tới lúc ngồi vào bô.]
13.Khen con khi con làm được nhưng bình tĩnh giải quyết hậu quả khi con làm ướt hoặc dơ quần. Nên nhớ rằng con bạn đang phải học rất nhiều kỹ năng cùng một lúc vào thời gian này. [Khi con làm ướt, dơ quần thì mình im lặng đi giặt, nhưng dặn con lần sau nhớ gọi mẹ trước khi làm ướt hoặc chạy ngay ra potty.]
14.Khi ra ngoài, bạn nên mặc tã, hoặc tã quần cho con, hoặc cho con ngồi bô trước khi ra khỏi nhà. Luôn sẵn sàng giải quyết sự cố. Trẻ nào cũng có sự cố cả. [Sẵn sàng bằng cách đem thêm quần áo dự phòng. Ngay cả khi trẻ đã biết ngồi bô một thời gian rất dài vẫn gặp sự cố.]
15.Bạn cần phải lau đít cho con và giám sát việc rửa tay của con. Chỉ cho con thói quen vệ sinh tốt cho đến khi con tự làm một mình sau này. [Đi vệ sinh xong là rửa tay. Con mình thích xà phòng vì có bong bóng, chà càng mạnh thì bọt càng nhiều. Vừa xoa tay xà bông vừa hát 1 bài hát như ABC hoặc Happy Birthday to You.]
16.Nếu mọi thứ tiến triển tốt, khuyến khích con tự đi đến bô khi con cần đi bằng cách giảm dần số lần bạn nhắc con. Có thể thưởng cho con khi con ngồi bô thành công. [Ví dụ về thưởng: mỗi lần con pee trong bô thì được 1 sticker dán lên bảng, 5 sticker liên tục thì bạn đọc thêm 1 quyển sách cho con, hoặc cho con ăn kem. Tuy nhiên đừng lạm dụng thưởng vì đây là quá trình tự nhiên. Có trường hợp, một bà mẹ thưởng kẹo cho con khi con ngồi bô tốt. Sau đó, khi con làm được, mẹ nói mẹ thưởng kẹo giả vờ, thế là con cũng ngồi bô giả vờ.]
17.Nếu như mọi thứ không suôn sẻ, bạn có thể ngưng tập cho con một thời gian. Đừng mạo hiểm làm con bạn lo lắng về nguyên quá trình. Nhiều trẻ cần nhiều lần tập.
18.Nếu con bạn quan tâm đến việc ngồi lên bồn cầu, bạn có thể mua một cái toilet seat bằng nhựa gắn lên cho vừa với mông của con. Bạn cũng cần thêm 1 cái ghế nhựa cho con bước lên và xuống dễ dàng. [hoặc trên thị trường đã có nắp bồn cầu có gắn sẵn toilet seat cho con nít]
19.Dần dần, giúp trẻ học tự lau mông, giật nước bồn cầu, rửa tay, kéo quần chip và quần ngoài lên một mình. Giám sát, giúp trẻ cho đến khi trẻ tự tin.
20.Nếu như bạn lo lắng về cách cư xử của trẻ hoặc có gì khúc mắc, nên hỏi lời khuyên bác sĩ.
21.Cố gắng bỏ tã ban đêm khi bạn thấy buổi sáng, tã của con không còn ướt hoặc khi con không thích mặc tã nữa. Nhớ bảo vệ cái nệm của bạn trước khi cho con đi ngủ không mặc tã. Và khi trẻ không còn mặc tã ban đêm nữa, trẻ đã hoàn toàn tập ngồi bô xong.
tập cho bé ngồi bô 2

Cách hay khiến bé thích đánh răng

Ngay sau khi trẻ mọc răng, bố mẹ đã có thể đánh răng cho bé, và dạy bé cách đánh răng khi trẻ được hơn 1 tuổi. Tuy nhiên, không phải trẻ nào cũng hứng thú với việc đánh răng hàng ngày. Dưới đây là 6 cách hay khiến bé thích đánh răng mà bố mẹ có thể áp dụng để “dụ” bé.

Cách hay khiến bé thích đánh răng

Tạo thói quen cho trẻ

Kết quả hình ảnh cho dạy trẻ đánh răng
Bố mẹ nên áp dụng biện pháp chải răng cho bé ngay từ khi còn nhỏ để việc bé tự đánh răng sẽ dễ dàng hơn:
– Trước thời điểm bé mọc răng: Sử dụng vải hoặc gạc sạch chà nướu cho bé ngay sau khi ăn. Việc làm này giúp bé thích nghi với việc nướu bị kích thích giống như khi đánh răng sau này
– Khi trẻ đã mọc răng: thường khi bé đã có từ 5-8 răng, bố mẹ có thể dùng bàn chải nhỏ, lông mềm chà nhẹ lên phần nướu răng cho trẻ hàng ngày sau khi ăn. Lúc này bé đã quen với các kích thích về nướu nên sẽ dễ dàng hơn với bố mẹ trong việc làm sạch răng miệng cho bé
– Trẻ từ 3 tuổi: Sử dụng bàn chải đánh răng và kem đánh răng để làm sạch răng cho trẻ. – – Nhắc trẻ đánh răng hàng ngày và vào thời điểm cố định. Ví dụ sau khi ăn và trước khi đi ngủ. Nhắc khéo cho trẻ nhớ nếu trẻ mải chơi.
Sử dụng bàn chải đánh răng có hình thù ngộ nghĩnh
– Nếu bé nhà bạn thích thú với  những chú búp bê nhiều màu sắc, tại sao lại không cho bé dùng bàn chải đánh răng có hình búp bê ở cán bàn chải, hay ô tô, thậm chí quả bóng, để bé có hứng thú hơn trong việc đánh răng
– Một điều quan trọng nữa bố mẹ nên nhớ là nên chọn loại bàn chải đánh răng mềm để tránh làm đau trẻ, khiến trẻ trở nên sợ hãi và không thích đánh răng nữa

Chọn loại kem đánh răng trẻ yêu thích

– Khi bé mới tập đánh răng, bố mẹ có thể cho bé đánh răng với 1 chút nước ấm hay muối nhạt, sau đó cho bé làm quen dần với kem đánh răng. Các loại kem đánh răng dành cho trẻ rất đa dạng, tuy nhiên, hãy gợi ý cho bé chọn loại kem mà bé yêu thích, để việc đánh răng cũng trở thành niềm yêu thích với bé

Tạo hứng thú cho trẻ

– Để tạo cho bé thói quen đánh răng đúng giờ, ngoài việc nhắc nhở, bố mẹ cũng nên dành thời gian đánh răng cùng bé. Làm cùng nhau là cách bố mẹ giúp bé đánh răng đúng cách, vừa có thể trò chuyện, đùa vui trong lúc đánh răng, giúp bé cảm thấy thích thú
– Khi cho bé tham gia làm vườn cùng bố mẹ, hãy hướng dẫn bé cách bắt sâu và giải thích cho bé cần phải bắt sâu hàng ngày để sâu không phá rau, và áp dụng điều này khi bé đánh răng. Giải thích cho bé việc đánh răng là để bắt những con sâu gây sâu răng trong miệng bé. Hãy rủ bé: “Nào, chúng ta cùng đánh răng để bắt những con sâu răng nhé?”…
– Trong khi đánh răng cùng bé, bố mẹ có thể bắt chước những con vật ngộ nghĩnh hay những hành động hài hước để làm bé cười. Điều này khiến bé cảm thấy thoải mái và thích thú mỗi khi đánh răng
– Bố mẹ có thể treo các bức tranh có hình bé đang tự chải răng, hình răng sâu… lên tường nhà tắm và chỉ cho bé thấy nếu đánh răng thì sẽ xinh hơn, ăn ngon hơn, còn không đánh sẽ có hàm răng đen xì, xấu xí như trong hình.
– Ngoài ra mẹ có thể dạy bé vừa đánh răng vừa hát : “Răng này ăn bánh, răng này ăn kẹo, răng này ăn cơm, răng này ăn cháo”… nghĩa là liệt kê hết những thứ mà con đã ăn trong ngày, nếu ít quá thì thêm: “Đánh cho con sâu ở trong này ra, đánh cho cái chân của nó không chui vào đây này”… Cứ thế, bé đánh răng kỹ và rất hứng thú, sau 1-2 lần chẳng cần nhờ đến mẹ nữa.

Tìm hiểu vấn đề sức khỏe hay tâm lý nếu trẻ lười đánh răng

– Trẻ lơ là việc đánh răng có thể do nhiều nguyên nhân, trong đó dễ nhận thấy nhất là các vấn đề về sức khỏe và tâm lý. Ví dụ trẻ bị nhiệt, răng trẻ đau, sưng lợi, chảy máu khi đánh răng… khiến trẻ sợ hãi. Buồn chán, cáu giận cũng làm giảm nhu cầu và hứng thú đánh răng của trẻ. Do vậy, khi thấy trẻ không muốn tham gia đánh răng cùng bạn, hãy tìm hiểu nguyên nhân để có cách khắc phục hiệu quả

Kiên nhẫn với trẻ

– Không bắt ép trẻ trong giai đoạn đầu mà chỉ nên khuyến khích và làm gương cho bé học theo
– Cố gắng tạo thói quen đánh răng cho trẻ theo cách nhẹ nhàng. Nếu trẻ có ý chống đối, phản ứng mạnh như khóc lóc, vùng vẫy thì nên dừng lại và thực hiện theo cách khác như cho bé xem phim, các đoạn clip về việc đánh răng, hay rủ một bé lớn hơn đến đánh răng cùng bé mỗi buổi sáng, sau đó bố mẹ làm cùng bé vào mỗi tối…
– Đây là một công việc tốn nhiều sức lực của bạn và thực sự là một thử thách về sự kiên nhẫn. Những bé thông minh khi chống đối lại mẹ cũng thường quan sát thái độ của bạn và vì thế hãy kiên định.
Hy vọng với 6 cách hay khiến bé thích đánh răng ở trên đây sẽ giúp các bé nhà bạn cảm thấy hứng thú và yêu thích hơn với việc đánh răng hàng ngày, giúp cho bé giữ gìn răng miệng sạch sẽ hơn, tránh được việc sâu răng cho bé.



Triệu chứng khi trẻ mọc răng và cách chăm sóc

Trẻ từ 6-8 tháng tuổi sẽ bước vào giai đoạn mọc răng và hoàn thiện hàm răng cho đến khi bé được 3 tuổi. Đây cũng là giai đoạn trẻ hay gặp phải các vấn đề về sức khỏe do quá trình hình thành răng gây nên, do vậy bố mẹ cần chuẩn bị tâm lý và kiến thức về chăm sóc bé, đề phòng các vấn đề về sức khỏe gây hại cho trẻ. Dưới đây là một số triệu chứng khi bé mọc răng và cách chăm sóc mà các bậc cha mẹ nên biết.

Triệu chứng, cách chăm sóc khi bé mọc răng

Chảy nước dãi khi bé mọc răng

Khi trẻ bước vào giai đoạn mọc răng, thường là vào tháng thứ 4 sẽ có hiện tượng chảy dãi quanh miệng trẻ. Bố mẹ không cần lo lắng vì đây là hiện tượng sinh lý bình thường ở trẻ,. Hãy dùng khăn mềm lau sạch dãi cho trẻ để ngừa dãi chảy xuống cổ bé gây mẩn ngứa, khó chịu hoặc chảy xuống áo bé.

Khi bé mọc răng sẽ hay ngứa răng và thích cắn

Khi mầm răng nhú lên sẽ  khiến lợi của bé bị kích thích dẫn đến ngứa ngáy. Trẻ có xu hướng đút tay vào miệng nhai, hay nhai các đồ vật trong tay. Để đảm bảo vệ sinh và không làm hỏng nướu bé, bố mẹ nên chuẩn bị cho trẻ các dụng cụ, đồ chơi gặm nướu chuyên dụng. Mẹ có thể dùng dụng cụ trợ ti nếu hay bị bé cắn trong khi bú.

Ho

Nếu bé ho nhẹ nhưng không kèm theo sốt, hắt hơi, sổ mũi thì không nên quá lo lắng, vì đây là biểu hiện bình thường do việc tiết nhiều dãi gây nên. Tuy nhiên, nên quan sát và đưa trẻ đến bác sĩ ngay nếu thấy trẻ ho bất thường như ho nhiều, cố dặn lấy hơi để ho, đỏ bừng mặt hoặc hơi tái khi ho, bé mệt mỏi, bỏ bú …

Trẻ quấy khóc

Không phải trẻ nào cũng quấy khóc hay khó chịu trong giai đoạn mọc răng, vì quá trình mọc răng ở mỗi trẻ không giống nhau, do đó, bố mẹ cần quan sát kĩ, nếu trẻ quấy khóc, bứt rứt khó chịu cần có những biện pháp dỗ cho trẻ nín khóc như hát ru, đưa trẻ đi dạo, thu hút sự chú ý của trẻ bằng âm nhạc, đồ chơi phát nhạc…

Bỏ ăn

Trẻ giai đoạn này thường có biểu hiện bỏ bú hoặc chán ăn, do việc mọc răng gây khó chịu cho bé. Nếu việc bỏ bú xảy ra trong thời gian dài, trẻ không chịu ti mẹ hay ăn thức ăn dặm, khiến sức khỏe, cân nặng của trẻ giảm sút đáng kể, bố mẹ cần đưa trẻ đi khám để được tư vấn cách chăm sóc phù hợp. Có thể kéo dài thời gian giữa các cữ bú hay ăn dặm để bé thấy đói và đòi ăn.

Sốt khi bé mọc răng

Kết quả hình ảnh cho trẻ sốt do mọc răng

  • Hiện vẫn chưa có nghiên cứu nào chứng minh việc trẻ bị sốt trong giai đoạn mọc răng là bình thường, do có nhiều trẻ chỉ sốt nhẹ, nhưng cũng có trẻ bị sốt cao, thậm chí co giật và kéo dài nhiều ngày. Vì vậy, bố mẹ cần hết sức lưu ý khi thấy bé bị sốt.
  • Nếu trẻ chỉ bị sốt nhẹ, dưới 39 độ, có thể dùng các biện pháp hạ sốt như chườm khăn ấm, cho trẻ mặc thoáng. Tuyệt đối không chườm lạnh cho trẻ dễ khiến trẻ bị sốc do lạnh đột ngột.
  • Nếu trẻ có biểu hiện sốt cao trên 39 độ, có thể cho trẻ uống thuốc hạ sốt với liều quy định đúng đối với trẻ em và đo thân nhiệt cho bé thường xuyên.
  • Nếu tình trạng sốt của trẻ kéo dài cần đưa trẻ đi khám, đề phòng các vấn đề khác về sức khỏe của trẻ gây nên.

Khó ngủ

Kết quả hình ảnh cho trẻ khó ngủ
Nếu thấy trẻ có biểu hiện khó ngủ, hay thức giấc vào ban đêm, mẹ có thể để bé tự ngủ lại hay dỗ bé ngủ bằng cách hát ru, hay xoa lưng, vỗ nhẹ vào mông bé…
Những hiện tượng trên chỉ xảy ra trong giai đoạn ủ răng, sau khi răng bé đã mọc, bé sẽ trở lại bình thường. Do đó bố mẹ không nên quá lo lắng. Tuy nhiên cũng cần chú ý quan sát trẻ, theo dõi các triệu chứng khi bé mọc răng và cách chăm sóc khi bé mọc răng để giúp trẻ phát triển tốt nhất, nếu nhận thấy những vấn đề bất thường cần đưa trẻ đi kiểm tra để có biện pháp chăm sóc kịp thời. Hy vọng các biện pháp Chăm sóc khi bé mọc răng trên đây sẽ giúp ích cho bố mẹ bổ sung kiến thức và kinh nghiệm để chăm sóc bé tốt hơn
Biểu hiện khi bé mọc răng, bieu hien khi be moc rang

Hướng dẫn cho trẻ ăn dặm và các loại bột ăn dặm

Cho trẻ ăn dặm như thế nào? Bột ăn dặm tốt dành cho trẻ mới ăn dặm?

Nguyên tắc khi cho trẻ ăn dặm:
– Bữa ăn dặm là bữa ăn đầu tiên của đứa trẻ. Bé sẽ được tiếp xúc với thức ăn mới ngoài sữa mẹ nên mẹ cần tìm hiểu kỹ và nên chọn bột dinh dưỡng nào cho trẻ là hợp lý nhất.
– Bữa ăn dặm là bữa ăn phụ. Sữa mẹ vẫn là nguồn dinh dưỡng chính cho bé đến 12 tháng tuổi.
– Bố mẹ chỉ cho bé ăn ít gọi là “tập trẻ ăn” chứ không ép bé ăn.
– Bắt đầu với bữa ăn loãng (đặc hơn sữa mẹ) và khi trẻ quen dần thì chuyển qua thức ăn đặc hơn.
– Trẻ 6-7 tháng: 1 bữa bột lỏng khoảng 100-200ml.
– Trẻ 8-9 tháng: 2 bữa bột đặc khoảng 200ml.
– 10-12 tháng tuổi: 3 bữa bột đặc 200 ml – 250 ml.
– 12 – 24 tháng: 3 bữa cháo 250 – 300 ml.
– 24 tháng trở đi có thể ăn cơm cùng gia đình.

Nên chọn bột dinh dưỡng nào cho trẻ?

Nguyên tắc chọn bột dinh dưỡng nào cho trẻ tốt nhất:
– Trẻ bắt đầu ăn dặm sẽ ăn từ bột ngọt rồi mới tới bột mặn. Thời gian ăn bột mặn là sau 2-4 tuần sau khi ăn bột ngọt.
– Ăn từ loãng đến đặc.
– Ăn từ ít tới nhiều.
Nên chọn bột dinh dưỡng nào cho trẻ từ 4-6 tháng tuổi? Hãy bắt đầu với bột ngọt!
Bột ngọt là bột được chế biến từ bột gạo, bột yến mạch hoặc chọn bột dinh dưỡng từ các loại bột ăn dặm bán sẵn của những thương hiệu uy tín. Mẹ có thể pha bột ăn dặm theo công thức có sẵn của bột ăn dặm cho trẻ.
Ngoài ra, các mẹ có thể kết hợp với các loại rau củ quả khác để thay đổi khẩu vị cho trẻ. Tuy nhiên, khi chọn bột dinh dưỡng kết hợp với các loại thực phẩm thiên nhiên khác thì mẹ nên tìm hiểu kỹ, tham khảo ý kiến của bác sĩ chứ không tự mình “sáng tạo” rồi “thí nghiệm” trên người con.
Sau thời gian ăn bột ngọt thì mẹ chọn bột dinh dưỡng mặn cho bé. Bột mặn cũng giống như bột ngọt như có thêm thịt, cá, trứng, cua…
Tương tự như trên, mẹ có thể chọn bột dinh dưỡng cho bé của những thương hiệu uy tín rồi pha theo công thức có sẵn. Hoặc các mẹ có thể tự tay nấu bột dinh dưỡng cho trẻ khi đã được đào tạo, trang bị kiến thức chăm trẻ.
Các bậc cha mẹ nên trang bị thêm hành trang chăm con nhỏ của mình bằng cách đọc sách, tham gia các lớp học ngắn hạn, thu thập thông tin qua các phương tiện thông tin đại chúng.

Các loại bột ăn dặm cho trẻ em

Có 2 dòng bột ăn dặm trên thị trường Việt: bột nội và bột ngoại
1. Bột nội
Bột Việt Nam thì có 2 hãng lớn, đó là Vinamilk (gọi là bột Ridielac) và bột Nesle, với 2 kiểu bột là bột ngọt và bột mặn. Các loại bột này cho trẻ từ 6 tháng trở lên, tuy nhiên, tùy vào từng cơ địa và đặc điểm của từng bé, có thể sử dụng bột cho bé khi bé đc 4 tháng tuổi.
Bột ăn dặm tốt dành cho trẻ mới ăn dặm - Tuổi nào nên bắt đầu ăn dặm?
Bột Việt Nam giàu chất dinh dưỡng, giá cả phải chăng, hợp với túi tiền của hầu hết các mẹ Việt.
Có rất nhiều mẹ thật sự hài lòng về chất lượng sản phẩm của bột nội, song bên cạnh đó vẫn còn 1 số nhận xét về các loại bột này như: bột pha dễ bị vón cục, bột nóng nên bé đi ị không được đều lắm, bột không ngon vì bé không hợp với bột… Tuy nhiên việc pha dễ bị vón cục có thể là do kĩ thuật pha của mẹ chưa được khoa học nè, bé đi ị không được đều có thể còn do cơ địa của từng bé, không phụ thuộc hoàn toàn vào bột mà bé ăn, hay việc bé không hợp với những loại bột này cũng có thể do vị của bột không hợp khẩu vị của bé.
2. Bột ngoại
Bột ngoại “đắt xắt ra từng miếng”, nghe thế thôi các mẹ đã hiểu là giá cả của bột như thế nào rồi phải không? Thông thường bột ngoại sẽ đắt phải gấp đôi, gấp 3,.. lần so với bột nội. Nhưng chất lượng bột và giá trị dinh dưỡng thì các mẹ miễn chê nhé.
Bột ngoại thì có một số hãng lớn như Nesle, Hipp, Heinz, Gerber….
Theo khảo sát thì bột ăn dặm Heinz được ưu chuộng hơn nhiều vì mẫu mã đẹp, đa dạng về mùi vị, dễ ăn, mùi hương hấp dẫn các bé, khối lượng mỗi hộp vừa phải, dễ pha. Bột ăn dặm Heinz có bột dành cho bé 4 tháng, 7 tháng, có bột mặn, bột ngọt với nhiều vị khác nhau dễ lựa chọn, giá cả cũng đã giảm đi rất nhiều so với mấy năm trước đây.
Bột ăn dặm tốt dành cho trẻ mới ăn dặm - Tuổi nào nên bắt đầu ăn dặm?
Bột Gerber của Mỹ có 1 điểm khác biệt mà nhiều mẹ rất thích đó là bột Gerber không như bột Heinz (được trộn sẵn), khi dùng bột Gerber mẹ có thể mua bột về, mua hũ thịt Gerber riêng, mua hũ rau quả, trái cây riêng… và mẹ trộn theo tỷ lệ hay sở thích của bé riêng. Nói chung chế biến bột Gerber hơi cực hơn, nhưng chi phí thấp hơn nhiều, bột khô thì có 13 mùi, hũ thịt thì có bò, gà, gà tây, cừu (nói chung cũng đa dạng), rau củ quả trái cây thì cũng có rất nhiều loại. Bên cạnh đó Gerber còn có hộp pha sẵn, rất da dạng mùi vị, chỉ làm nóng lên ăn, hoặc mở ra ăn được luôn. Ở Mỹ người ta khuyến khích ăn bột Gerber khi trẻ dưới 1 tuổi, khi 4 tháng thì cho ăn bột gạo là chủ yếu, sau đó 6 tháng thì có rất nhiều mùi vị cho mẹ lựa chọn.
Bột ăn dặm Hipp cũng có đa dạng mùi, nhưng ít hơn Heinz và Gerber, nhưng Hipp được nhập khẩu vào Việt Nam lâu nên nhiều mẹ biết hơn.
Bột ăn dặm tốt dành cho trẻ mới ăn dặm - Tuổi nào nên bắt đầu ăn dặm?
Cũng có nhiều ý kiến trái chiều quanh việc dùng bột ngoại, bột nội cho bé. Tuy nhiên các mẹ hãy nhớ, tùy vào từng đặc điểm và khẩu vị của bé mà bé hợp với bột này mà không hợp với bột kia, chứ đó không phải là tiêu chí để đánh giá chất lượng sản phẩm nhé!
Có lẽ các mẹ nên cho bé thử thì mới biết được bé hợp với loại bột nào hơn. Song các mẹ cũng nên tính toán kĩ về túi tiền của mình để có thể chi tiêu một cách hợp lý hơn.